Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Tìm hiểu phòng quan trắc của đài thiên văn với mái hình tròn

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?
Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó. Nhìn từ xa, nóc đài thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng đến gần sẽ thấy trên nóc mái có một rãnh hở chạy dài từ đỉnh xuống đến mép mái. Bước vào bên trong phòng, rãnh hở đó là một cửa sổ lớn nhìn lên trời, ống kính thiên văn khổng lồ chĩa lên trời qua cửa sổ lớn này.
Mái hình tròn của đài thiên văn được thiết kế để chuyên dụng cho kính thiên văn viễn vọng. Mục tiêu quan trắc của loại kính này nằm rải rác khắp bầu trời. Vì thế, nếu thiết kế như những mái nhà bình thường thì rất khó điều chỉnh ống kính về các mục tiêu. Trên trần nhà và xung quanh tường, người ta lắp một số bánh xe và đường ray chạy bằng điện để điều khiển nóc nhà di chuyển mọi góc độ, rất thuận tiện cho người sử dụng. Bố trí như vậy, dù ống kính thiên văn hướng về phía nào, chỉ cần điều khiển nóc nhà chuyển động đưa cửa sổ đến trước ống kính, ánh sáng sẽ chiếu tới và người quan sát có thể nhìn thấy bất cứ mục tiêu nào trên bầu trời.
Khi không sử dụng, người ta đóng cửa sổ trên nóc nhà để bảo vệ kính thiên văn không bị mưa gió. Đương nhiên, không phải tất cả các phòng quan trắc của đài thiên văn đều thiết kế mái tròn. Một số phòng quan trắc chỉ quan sát bầu trời hướng Bắc - Nam nên chỉ cần thiết kế mái nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông

các nền văn minh ẩn giấy trong thiên hà


Frank Drake, người sáng lập cuộc nghiên cứu khoa học tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất, tin rằng có tối thiểu 200 nền văn minh phát triển cao đang giấu mình ở đâu đó trong thiên hà của chúng ta. Các môn đồ của Drake ước tính con số đó hiện nay là từ 10.000 đến 1 triệu!
Mạng máy tính khổng lồ nhất thế giới được nối với SETI (Cuộc nghiên cứu trí thông minh ngoài trái đất). Và bất cứ ai download một chương trình máy tính SETI@home sẽ có thể xử lý dữ liệu được cung cấp bởi kính thiên văn radio khổng lồ nhất thế giới đặt tại Arecibo, Puerto Rico. Kính thiên văn nhận các tín hiệu từ toàn bộ các dải thiên hà nhưng không có thời gian để phân loại hết. Hơn 5 triệu PC trên toàn thế giới tham gia vào dự án.
Hệ thống đặt tại SETI Arecibo
Hệ thống đặt tại SETI Arecibo (Ảnh: techno-science)
Các kính thiên văn mạnh nhất đều chĩa lên bầu trời để lùng sục tín hiệu sự sống trong các chòm sao Tau Whale, Eridan's Epsilon, và một khối cầu số 13 trong chòm sao Hercules. Nhưng cho đến bây giờ thì mọi nỗ lực tìm kiếm bất kỳ trí thông minh nào trong không gian đều đã kết thúc thất bại.

Cơ quan Quản lý Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mỹ đang tiến hành một dự án mới mang tên Cyclops với giá 10 tỉ USD. 1.000 kính viễn vọng sẽ được lắp đặt cách nhau khoảng 15km. Các kính viễn vọng này sẽ được điều chỉnh hòa nhịp để thu nhận các tín hiệu “lang thang” trong phạm vi 1.000 năm ánh sáng.

Con người đã nhiều lần thu hút sự chú ý của người ngoài hành tinh bằng cách gửi đi đủ loại thông điệp và các đồ vật vào không gian sâu thẳm. Các capsule chứa các tọa độ của trái đất trong ngân hà; các hằng số vật lý cơ bản và mã ADN; các băng ghi âm nhạc Bach; và cả những bức tranh các kim tự tháp Ai Cập cũng được gửi vào không gian trên các con tàu vũ trụ. Nhưng hoàn toàn không nhận được sự trả lời nào từ người ngoài hành tinh.

Một tín hiệu radio từ trái đất phải mất đến 10.000 năm để đến được các ngôi sao gần nhất, và do đó hãy còn quá sớm để mất kiên nhẫn. Ngoài ra, có 200 tỉ ngôi sao trong một ngân hà duy nhất. Thời gian yêu cầu để giải quyết vấn đề toàn cầu tùy thuộc vào sự tiến bộ trong vi điện tử và công nghệ kính viễn vọng radio.

Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Canada tiến hành cho thấy trái đất non trẻ hơn các hành tinh tương tự trong các hệ mặt trời khác đến 2 tỉ năm. Nhà thiên văn học lừng danh Josef Schklovsky là
Seth Shostak, nhà thiên văn học hàng đầu của Viện SETI ở California
Seth Shostak, nhà thiên văn học hàng đầu của Viện SETI ở California (Ảnh: seti.org)
một những người tích cực ủng hộ vấn đề những nền văn minh ngoài trái đất. Tuy nhiên, ông đã thay đổi ý kiến vào lúc cuối đời và đã đi đến kết luận không vui: con người là duy nhất trong vũ trụ! Và một số nhà khoa học hoài nghi cũng chia sẻ quan điểm này.

Seth Shostak, nhà thiên văn học hàng đầu của Viện SETI ở California, đánh giá rằng tiến bộ nhanh chóng trong các lĩnh vực này sẽ cho phép con người khám phá sự sống thông minh trong thiên hà của chúng ta trong vòng 20 năm nữa. Cuộc nghiên cứu có thể có ích đối với sao Hỏa và Europe - một vệ tinh tự nhiên to lớn của sao Mộc. Các dữ liệu thu thập được cho thấy sao Hỏa có các trữ lượng lớn băng và nước cổ. Nhưng sao Hỏa không có bầu khí quyển. Đường kính của Europe nhỏ hơn trái đất đúng 4 lần.

Vệ tinh này được Galileo khám phá năm 1610, và cách đây vài năm tàu thăm dò mang tên Galileo đã thu thập được dữ liệu quan trọng về Europe. Vệ tinh này được bao bọc bởi tầng băng dày bên trên đại dương có độ sâu 50 km. Có lẽ trái đất và Europe là hai nơi duy nhất trong hệ mặt trời có trữ lượng nước khổng lồ. Ngoài ra, Europe còn có bầu khí quyển chứa oxygen. Các nhà khoa học vẫn cần phải tìm kiếm xem oxygen về mặt sinh học có nguồn gốc như oxygen trên trái đất hay không.

Theo Công an nhân dân

Sự hội tụ kỳ thú của các hành tinh

báo KH&ĐS - Sự hội tụ của 4 hành tinh, 4 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực cũng như những trận sao băng lý thú sẽ là những hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất cho những người yêu bầu trời trong năm 2011.

Sự hội tụ kỳ thú của các hành tinh
Năm 2011, giới yêu thích thiên văn khắp thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một tiện tượng thiên văn khá lý thú – sự hội ngộ của 4 hành tinh trong Hệ mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Mộc.
Để quan sát được hiện tượng này, chúng ta hãy hướng mắt về phía chân trời đằng Đông, vào buổi sáng giữa tháng 4 và tháng 5 khi bình minh chưa ló rạng và nhìn về phía chòm sao Song Ngư (một trong 12 chàm sao Hoàng Đạo).
Sao Kim và Sao Hỏa có thể thấy ngay từ đầu tháng 4, và đợi đến cuối tháng này, Sao Mộc và Sao Hỏa sẽ tiến gần đến hai hành tinh này cho đến khi chúng tụ tập tại một vùng không gian hẹp trong chòm sao Song Ngư. Tháng 5 là khoàng thời gian lý tưởng cho chúng ta chiễm ngưỡng sự hội ngộ hiếm có này. Đặc biệt, vào ngày 12/5, Sao Mộc, Sao Kim và Sao Thủy sẽ cùng nằm trên đường thẳng với Sao Hỏa.

Nhật thực, nguyệt thực
Năm 2011, chúng ta sẽ đón chào đến 4 lần nhật thực một phần và 2 nguyệt thực toàn phần. Tỷ lệ 4:2 trong một năm như thế này là khá hiếm bởi trong thế kỷ 21 chỉ có 6 năm xảy ra trường hợp tương tự.
- Ngày 4/1/2011 nhật thực một phần sẽ được quan sát trong một dải rộng kéo dài từ châu Âu, Bắc Phi và trung tâm châu Á. Cực đại của nhật thực một phần lần này xảy ra lúc 15:50:35 với tỷ lệ che khuất cực đại đật đến 85,5%.
- Nhật thực một phần xảy ra ngày 1/6/2011 cũng chỉ quan sát được ở vùng cực bắc của Trái đất bao gồm một phần Canada, Alaska, vùng viễn đông trong đó có một phần Trung Quốc.
- Ngày 1/7/2011, nhật thực một phần chỉ được quan sát trong một vùng hẹp ở Nam Cực và như vậy hầu như không có ai có cơ hội được quan sát hiện tượng này. Đây là nhaatjthuwcj đầu tiên trong chu kỳ Saros 156.
- Ngày 25/11/2011 sẽ xảy ra nhật thực một phần và cũng là lần nhật thực cuối cùng trong năm 2011. Lần nhật thực này cũng chỉ được quan sát ở… Nam Cực và có chút may mắn cho người dân Nam Phi, Tasmania và New Zealand.
Rất tiếc, trong cả 4 lần nhật thực trong năm 2011, người dân Việt Nam không có cơ hội được chiêm ngưỡng bất cức hiện tượng nào. Nhưng bù lại, năm 2011, người dân Việt Nam ta lại có cơ hội được chiêm ngưỡng 2 lần nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào năm 2011.
- Lần nguyệt thực toàn phần thứ nhất sẽ xảy ra vào ngày 16/6/2011. Trong nguyệt thực lần này, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lức 1:22:56 (giờ Việt Nam), nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 2:22:30, nguyệt thực toàn phần cực đạt xảy ra lúc 3:12:37, nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 4:02:42 và nguyệt thực một phần kết thúc lúc 5:02:15.
- Lần nguyệt thực toàn phần thứ hai sẽ xảy ra vào ngày 10/12/2011. Trong nguyệt thực lần này, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 19:45:42, nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 21:06:16, nguyệt thực toàn phần cực đạt xảy ra lúc 21:31:49, nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 21:57:24 và nguyệt thực một phần kết thúc lúc 23:17:58.
Các hành tinh tiến gần Trái đất
Ngày 3/4/2011, khoảng cách giữa sao Thổ và trái đất sẽ gần nhất trong năm. Đây là cơ hội tốt cho giới yêu bầu trời. Với một kính thiên văn nhỏ, các bạn sẽ nhìn thấy Sao Thổ với chiếc vành mảnh mai khiến nó trở thành hành tinh duyên dáng vá đáng yêu nhất trên bầu trời.
Trong khi đó, vào ngày 29/10/2011, Sao Mộc sẽ gần Trái đất nhất trong năm. Cũng với một chiếc kính thiên văn phổ thông, các bạn có thể thấy Sao Mộc lung linh với 4 mặt trăng là Io, Europa, Callisto và Ganymede. Với chiếc kính thiên văn tốt hơn, ngoài 4 mặt trăng, các bạn có thể quan sát thấy những dải mây như những chiếc đai sẫm màu ôm vòng quanh hành tinh này.

Mưa sao băng
Như một quy luật thường niên, năm 2011, những người yêu sao băng trên toàn thế giới lại tiếp tục thưởng thức những bữa tiệc sao băng đáng nhớ - những trận mưa sao băng nổi tiếng.
Trong những trận mưa sao băng này phải kể đến: Từ ngày 12 – 13/8/2011, mưa sao băng Perseids đạt cực đại; 21-22/10/2011, mưa sao băng Orionids đạt cực đại; 17-18/11/2011, mưa sa băng Leonids đạt cực đại; 13-14/12/2011, mưa sao băng Geminids đạt cực Cách nhận biết 5 hành tinh nổi bật bằng mắt thường
- Sao Kim: Rất dễ nhận ra. Bạn cứ tìm ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phiá Tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Vị trí cao nhất của Sao Kim so với đường chân trời không bao giờ vượt quá 480. Hơn nữa vỉtí của Sao Kim thay đổi tương đối nhanh. Nguyên nhân bởi vì Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Bề mặt sao Kim với lớp khí quyển dày đặc phản xạ tới 75% ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, và chủ yếu là ánh sáng màu vàng hơn nữa lại gần Trái Đất nên rất dễ nhận ra.
- Sao Thuỷ: Khó tìm hơn Sao Kim. Nhưng bạn đừng lo lắng. Vẫn có nhiều cơ hội để nhìn thấyhành tinh này trên bầu trời.
Để nhìn thấy Sao Thuỷ, bạn phải tìm ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc ngay sau khi Mặt Trời lặn. Vị trí của nó cao nhất trên bầu trời không bao giờ vượt quá 280 tính từ đường chân trời do Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất. Và cũng vì ở gần Mặt Trời nhất nên vị trí của nó thay đổi cũng rất nhanh. Sao Thuỷ kém sáng hơn Sao Kim nhiều lần nhưng cũng đủ sáng như một ngôi sao sáng để có thể tìm thấy dẽ dàng. ánh sáng của Sao Thuỷ có mà vàng đậm.
Chúng ta cần phải tìm ở khu vực ở đó theo đường đi của Mặt Trời sắp mọc hoặc ngay sau khi lặn. Thường thì ở khoảng thời gian này Sao thuỷ sáng lờ mờ trong một dải sáng mờ gọi là ánh sáng hoàng đạo ( do các hạt bụi trong Hệ Mặt Trời tập trung chủ yếu gần mặt phẳng hoàng đạo à phản xạ ánh sáng Mặt Trời tạo ra). Bạn có thể cảm nhận đuợc bằng mắt thường sự thay đổi vị trí Sao Thuỷ từng ngày.

Hình ảnh mới nhất của tinh vân chiếc nhẫn

Hình dạng thật sự của tinh vân chiếc nhẫn

NASA vừa công bố hình ảnh mới nhất về tinh vân chiếc nhẫn vào sáng hôm qua (23/5), thiên thể này còn được gọi là M57, cách chúng ta 2000 năm ánh sáng trong khu vực chòm sao Lyra (Thiên Cầm). Tinh vân này được nhiều người ưa thích vì họ có thể nhìn nó dễ dàng qua những chiếc kính thiên văn nhỏ – nhưng nó chỉ hiện lên như là một vòng khói trắng, và dưới đây là hình ảnh cụ thể mới nhất của tinh vân này.
Hình ảnh mới nhất của tinh vân chiếc nhẫn, hình ảnh kết hợp dữ liệu hình ảnh của Kính viễn vọng không gian Hubble và Kính viễn vọng lớn trên mặt đất ở Arizona.
Tinh vân chiếc nhẫn (M57) là một vỏ khí bùng nổ từ một ngôi sao sắp chết, nó không phải là một vụ nổ bùng một cách bất ngờ mà chỉ phóng vật chất nhẹ nhàng vào không gian. Hình dạng mới của nó phức tạp hơn so với hình ảnh trước đây.
Khí màu xanh ở giữa tinh vân là một cấu trúc hình cầu được nhìn xuyên qua phần vật chất màu đỏ ở phía trước, kính Hubble cũng phát hiện ra nhiều phần khí bụi bất thường ở phần rìa của chiếc nhẫn này. Hình ảnh này giúp các nhà khoa học nghiên cứu được những sự biến đổi về ánh sáng xung quanh của chiếc nhẫn.
Đây là hình ảnh chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble trước đây, những màu sắc chủ yếu trong hình này đặc trưng cho khí hydro, heli và oxy. Credit : AURA/STScI/NASA
Atn Astr theo EarthSky.org

Hỏi đáp thiên văn với GS Trịnh Xuân Thuận

Chỉ sau thông tin giao lưu trực tuyến, hàng trăm câu hỏi của bạn đọc dồn dập gửi về VietNamNet liên quan đến khoa học thiên văn và Phật giáo, hai nửa kết tinh trong thế giới của nhà Vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận. 
GS.TS Trịnh Xuân Thuận
Coi đây là cơ hội để thỏa mãn mối quan tâm đến vũ trụ của mình, nhiều bạn đọc đã gửi những chùm câu hỏi lên tới 4-5 câu liên tiếp, thậm chí là 9 câu.
GS Thuận bày tỏ, ông hi vọng có thể giúp cho nền Vật lý thiên văn ở Việt Nam phát triển, đáp ứng khao khát hiểu biết và chiêm ngưỡng vũ trụ của người Việt.
Như một bản năng, sự sống, linh hồn, tiền kiếp là những từ khóa được độc giả nói đến nhiều nhất.
Sự sống của con người liên quan đến tuổi thọ của Trái Đất là một sự gặp gỡ tình cờ và đáng quý trong mối quan tâm của bạn đọc.

Trước những thông tin về số phận Trái Đất, bạn đọc Lê Thanh Sơn (Hà Nội) hi vọng: “Con người có thể can thiệp bằng cách cung cấp thêm nguyên liệu để kéo dài quá trình hoạt động của mặt trời được không?”. Là nhà khoa học, GS Trịnh Xuân Thuận đã dành ưu ái để giải đáp điều này.

Sự kết hợp tuyệt đẹp của khoa học và Phật giáo ở GS Thuận cũng là vùng trũng hút câu hỏi như một sự gặp gỡ với suy tư của bạn đọc:

Bạn đọc Đông Bích (Hà Nội) băn khoăn:

“Càng nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người cổ đại tôi càng thấy giữa tôn giáo của họ và thiên văn học có nhiều mối liên hệ về mặt tư duy. Tuy nhiên, với khả năng hiện nay, tôi chưa xác định được rõ mối liên hệ ấy là gì?”; bạn đọc Vũ Thị Anh Hằng (Hà Nội) “Lượng tử và Hoa sen là quyển sách của GS viết dưới góc độ mối quan hệ giữa Phật giáo và Vật lý học, bằng một câu ngắn gọn nhất Giáo sư có thể nói lên mối quan hệ này được không?”

Kết tinh của một nhà khoa học và một phật tử trong GS Trịnh Xuân Thuận khiến ông rất vui vẻ thể hiện sự đồng cảm với những suy tư từng trải qua.

Do lịch công tác dày đặc trong thời gian lưu lại Việt Nam, mặc dù tỏ ra rất thích thú với những câu hỏi của bạn đọc VietNamNet nhưng GS Trịnh Xuân Thuận chỉ có 1 giờ ngắn ngủi để giải đáp trước khi ra sân bay.

Trong một giờ làm việc gấp gáp và tập trung, GS Trịnh Xuân Thuận cùng ekip thực hiện chương trình đã cố gắng khái quát và đáp ứng những nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm nhất.

Vào một dịp khác, GS Thuận mong muốn sẽ được quay trở lại với người yêu thiên văn ở Việt Nam và chia sẻ niềm đam mê chiêm ngưỡng vũ trụ. Dưới đây là những nội dung đã được GS Trịnh Xuân Thuận chọn lọc và trả lời bạn đọc.

Ninh Duy Sự,  nam, 38  tuổi Thưa giáo sư, trước hết cháu xin kính chúc giáo sư mạnh khỏe, hạnh phúc và có thêm nhiều cống hiến cho nền khoa học của loài người. Xin hỏi giáo sư: Sau lần về thăm quê hương này, giáo sư đã có kế hoạch gì để trực tiếp giúp nền khoa học nước nhà phát triển hơn (như giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm) hay không? Xin cảm ơn giáo sư! GS Trịnh Xuân Thuận: Trong lần về Việt Nam này, tôi đã gặp gỡ nhiều lãnh đạo các trường đại học. Ở Việt Nam hiện nay, Vật lý thiên văn chưa được giảng dạy ở đại học và cũng chưa có nghiên cứu về lĩnh vực này, chưa có kính thiên văn lớn để phục vụ nghiên cứu. Cá nhân tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ để Vật lý Thiên văn có thể phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là là vấn đề chính trị vĩ mô. Các nhà lãnh đạo của chúng ta cần chú trọng phát triển khoa học cơ bản, tức là phải có tiền đầu tư vào khoa học cơ bản . Tôi mong các nhà lãnh đạo nhìn xa và đầu tư vào khoa học cơ bản để mai kia có thể đầu tư vào vật lý thiên văn.
Bảo Thơ, nữ, 30 tuổi
Thưa giáo sư, Cháu được biết bác còn là một Phật tử, mong bác cho biết mối liên hệ giữa vũ trụ và Phật giáo? Phật giáo có ảnh hưởng như thế nào trong các nghiên cứu về vũ trụ của Bác? Cháu cảm ơn bác nhiều và kính mong bác luôn mạnh khoẻ, an lạc. GS Trịnh Xuân Thuận: Tôi đã rất quan tâm đến Phật giáo vì Phật giáo có một cách rất khoa học để nhìn về vũ trụ.
Nhưng khoa học và Phật giáo là hai cách nhìn về vũ trụ và không nên dùng Phật giáo để chứng minh cho khoa học hoặc dùng khoa học để chứng minh cho Phật giáo.Vì Phật giáo và khoa học là hai lối suy tư khác nhau. Đó là hai cái nhìn thực tại có tương đồng với nhau.

Ví dụ: đạo Phật nói cái gì cũng vô thường thì tất cả khoa học trong thế kỷ 20 đều nói vũ trụ phải thay đổi từ lúc sinh ra (Big Bang) cho đến bây giờ.

Mà tất cả những gì trong vũ trụ đều phải thay đổi hết. Các ngôi sao sinh ra sống cuộc đời và chết đi trong mấy triệu năm hoặc mấy tỉ năm.

Phật nói mọi sự kiện trong vũ trụ đều liên hệ với nhau thì tất cả khoa học thế kỷ 20 cũng nói điều đó. Ví dụ khoa học nói chúng ta là con đẻ của các ngôi sao, và tất cả các sinh tố trong người chúng ta, trừ hydrogen va helium đều bởi các  ngôi sao tạo ra. Vậy chúng ta là anh em của các sinh vật khác. Vậy khoa học và Phật giáo có rất nhiều sự tương đương với nhau.

Tôi nghĩ vấn đề tâm linh rất quan trọng với một nhà khoa học vì khoa học không thể cho chúng ta biết cái gì phải hoặc trái, chỉ có tâm linh như là đạo Phật mới cho ta biết, chỉ cho chúng ta một cách sống sao cho phải với gia đình và người khác xung quanh chúng ta.

Nguyễn Trí Hiếu,  nam, 18 tuổi
Theo những gì em biết thì mọi vật chất đều có tuổi thọ hữu hạn. Và như vậy trái đất của chúng ta rồi cũng sẽ diệt vong. Thưa Giáo sư, điều em hiểu như vậy có đúng không ? Tương lai trái đất của chúng ta rồi sẽ như thế nào ? Liệu loài người có phương cách gì thay đổi được số phận của trái đất không?
GS Trịnh Xuân Thuận:
Tương lai của trái đất tùy thuộc vào số phận của mặt trời. Sự sinh sống trên trái đất phải có năng lượng của mặt trời. Mà Vật lý thiên văn nói rằng mặt trời chỉ sống được 4,5 tỷ năm nữa thôi.

Trong 4,5 tỷ năm nữa mặt trời sẽ chết đi và trở thành một ngôi sao lùn không có năng lượng nữa. Như vậy sẽ không có sự sinh sống gì trên trái đất nữa. Không có phương pháp gì để thay đổi số phận trái đất. Sau 4,5 tỉ năm, nếu nhân loại còn sống thì phải đi tìm ngôi sao khác và dùng năng lượng của nó để tồn tại.

Vũ Văn Hạnh, nam, 27 tuổi
Kính chào giáo sư. Kính chúc giáo sư và gia đình mạnh khoẻ! Trên con đường chinh phục đỉnh cao khoa học, làm thế nào giáo sư vượt qua được những chi phối của cơm áo gạo tiền hàng ngày?
GS Trịnh Xuân Thuận: Tôi may mắn được các trường ĐH Mỹ cho tôi học bổng cả lúc tôi làm cử nhân và tiến sỹ. Để có tiền phụ thêm tôi đi làm những công việc nhỏ lúc mùa hè không phải đi học.
TRẦN HỮU TIẾN,  nam, 44 tuổi
 Xin chào giáo sư ! Tôi là đọc giả của hầu hết tác phẩm của giáo sư tại Việt Nam, và thích nhất là tính triết lý mang màu sắc thiền trong các trang sách của ông.Vậy theo ông đâu là ý nghĩa cho sự tồn tại của loài người khi mà thời gian xuất hiện của họ chỉ là một ánh chớp trong quá trình tiến hóa của vũ trụ,tương lai của trái đất này sẽ phụ thuộc vào cái gì:tiến hóa,các nhà chính trị hay đấng siêu nhiên? Mong được nghe ý kiến của giáo sư.
GS Trịnh Xuân Thuận: Đối với tôi, ý nghĩa sự tồn tại của loài người là để chiêm ngưỡng sự hài hòa và vẻ đẹp của vũ trụ.  Vũ trụ sẽ không có nghĩa lý nếu không có chúng sinh có tri thức để chiêm ngưỡng nó.
Nguyễn Bùi Anh Dũng, nam, 18 tuổi
Thưa giáo sư! Cháu là một người rất đam mê thiên văn học. Cháu được biết việc biến đổi khí hậu hiện nay đang có hai luồng tranh luận trái chiều nhau. Có những nhà khoa học nói rằng đó chỉ là sự biến đổi theo quy luật của Trái Đất, những vận động của Trái Đất làm cho khí hậu biến đổi, con người chỉ tác động rất nhỏ đến sự nóng lên của Trái Đất. Còn quan điểm của một số nhà khoa học khác nói rằng những hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính làm cho khí hậu trên Trái Đất nóng lên, quan điểm này đươc đa số ủng hộ hơn. Vậy ý kiến của giáo sư về vấn đề này như thế nào?cháu xin cảm ơn giáo sư! GS Trịnh Xuân Thuận: Theo tôi, sự nóng lên của Trái Đất là do con người. Các nhà khoa học đã quan sát là từ khi con người phát minh ra khoa học kỹ thuật thì CO2 đã tăng lên rất nhiều trong không khí của trái đất. Đây là nguyên nhân làm cho Trái Đất nóng lên. Vậy chúng ta phải thay đổi lối sống của chúng ta, không dùng những xăng, dầu để chạy xe nữa. Nếu không Trái Đất sẽ trở nên quá nóng để nhân loại có thể ở và sinh sống được.
Chúng ta phải bảo vệ Trái Đất.

Nguyễn Anh Tuân, nam,  25 tuổi
Được biết, giáo sư là người nổi tiếng về khoa học vũ trụ, cho nên cho cháu hỏi, vũ trụ này là hữu hạn hay là vô hạn, chúng ta có thể đếm được các hành tinh trên vũ trụ này không, và ngoài trái đất chúng ta sống thì có hành tinh nào giống như trái đất của chúng ta, có con người đang sống không vậy? giao sư giải đáp cho cháu, cháu cảm ơn giáo sư nhiều. GS Trịnh Xuân Thuận: Hiện giờ, khoa học thiên văn nói rằng chúng ta đang ở trong một ngân hà có 100 tỷ ngôi sao như Mặt trời và có 100 tỷ ngân hà trong vũ trụ.
Vậy nếu mỗi ngôi sao có một hệ có 10 hành tinh thì số hành tinh trong vũ trụ là 10 x 100 tỷ x 100 tỷ. Vì vậy, tôi nghĩ rất có thể có sự sinh sống khác trên một hành tinh khác trên vũ trụ.

Hiện tại, chúng ta chưa tìm được dấu hiệu của một sự sinh sống của người ngoài loài người trong vũ trụ.

Hiện nay, các nhà thiên văn đã tìm ra được khoảng 1500 hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Phần đông các hành tinh lớn hơn trái đất và bằng khí nên không có sự sinh sống được. Nhưng cũng có một số hành tinh giống như Trái Đất.

Hiện giờ, chúng ta đang tìm xem có nước ở trên đó không, xem có thể sinh sống được không? Chúng ta cũng đã tìm kiếm xem có làn sóng radio nào từ các hành tinh khác đến nhưng đến nay vẫn chưa thấy có.
 Những tin đồn về UFO và người ngoài hành tinh đến thăm trái đất, tôi không tin vì không có bằng chứng khoa học cụ thể gì.

Tôi nghĩ nếu có người ngoài hành tinh đến thăm trái đất thì họ đã đến Liên Hiệp Quốc là đại biểu cho cả nhân loại trên trái đất chứ không đến một đồng quê chỉ có một vài người thấy.

Trịnh Thế Khải ,  nam,   30 tuổi
 Xin giáo sư cho biết hiện nay khoa học có cơ sở, chứng cứ nào chứng minh có sự tồn tại của linh hồn hay không ? Vấn đề về tiền kiếp dưới góc độ khoa học được xem xét như thế nào?
GS Trịnh Xuân Thuận: Tới giờ, khoa học vẫn chưa trả lời được những vấn đề về linh hồn sau sự chết của thân thể vật chất và những vấn đề về tiền kiếp.
Đỗ Thành Nhân,   nam,  42 tuổi
Xin Giáo sư vui lòng chia sẻ một vấn đề mà cháu vẫn còn chưa chắc chắn lắm đó là : Dựa vào cơ sở nào để có thể tin được sự thực là người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng hay chưa?
GS Trịnh Xuân Thuận:
Các nhà du hành vũ trụ người Mỹ đã đem đá của Mặt trăng về trái đất và các vật thể đó rất khác những vật thể của trái đất.

Thu Sinh, nữ, 23 tuổi
Thưa giáo sư, các nhà nghiên cứu tại Cơ quan nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN)gần đây đã làm thí nghiệm với máy gia tốc và phát hiện hạt neutrino có thể đạt vận tốc lớn hơn ánh sáng. Như vậy, khẳng định của Einstein (không có vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng) là chưa đúng. Xin giáo sư cho biết quan điểm của mình về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn giáo sư! GS Trịnh Xuân Thuận: Sự so sánh tốc độ hạt Neutrino đối với ánh sáng rất khó ( chỉ cách nhau 60 nano giây). Vậy chúng ta phải có kiên nhẫn để chờ đợi các nhóm khoa học khác dùng các dụng cụ khác đo lại việc đó xem có đúng không? Nếu trong tương lai, các nhóm khoa học khác cùng thấy sự kiện đó thì lúc đó chúng ta mới phải suy nghĩ về vấn đề sửa đổi lý thuyết tương đối của Einstein. Hiện giờ thì quá sớm.

Sao chổi Pan-STARRS tại bán cầu nam



Sao chổi Pan-STARRS trở thành tâm điểm trên bầu trời đêm của giới yêu thiên văn tại bán cầu nam trong những ngày đầu tháng 3.
Bức ảnh này được chụp từ thành phố Melbourne, Australia vào tuần trước. Ảnh: TWAN.

Một kính thiên văn trên đảo Hawaii, Mỹ phát hiện Pan-STARRS vào năm 2011, khi nó đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ. Trong ảnh, ta có thể thấy vệt sao chổi xuất hiện phía trên sa mạc Atacama ở Nam Mỹ vào đầu tháng 3. Ảnh: ESO.

Tới năm 2013, độ sáng của Pan-STARRS tăng hàng triệu lần. Nó đã tới sát mặt trời nhưng không tan vỡ như những sao chổi khác. Đây là ảnh cận cảnh sao chổi phía trên thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 3/3. Ảnh: Diaz Bobillo.

Ngày 5/3, sao chổi tiếp tục bay về phía mặt trời và cách trái đất khoảng 160 triệu km. Nó rạch ngang bầu trời phía trên vùng Vicuna, Chile trong ánh sáng hoàng hôn. Ảnh: Emilio Lepeley.

Vệt sao chổi phía trên kính thiên văn radio mang tên CSIRO Parkes tại bang New South Wales, Australia vào ngày 5/3.

Cảnh tượng sao chổi phía trên núi Wellington, đảo Tasmania, Australia vào ngày 4/3. Ảnh: Luke O'Brien.

Sao chổi khổng lồ đang áp sát Trái đất

Sao chổi khổng lồ đang áp sát Trái đất
Trong vài ngày tới, những người yêu thiên văn trên toàn thế giới có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS khi nó đang từng ngày tiến gần Trái đất.
Vào cuối tuần này, khoảng cách từ sao chổi Pan-STARRS tới mặt trời chỉ còn 45 triệu km. Khoảng cách gần khiến lượng vật chất đóng băng trên bề mặt sao chổi bốc hơi mạnh, giúp nó sáng rực rỡ trên bầu trời. Khi ánh nắng mặt trời rọi xuống Pan-STARRS nhiều hơn, cơ hội để quan sát nó cũng sẽ trở nên rõ rệt nhờ cái đuôi dài được tạo ra do quá trình bề mặt sao chổi bốc hơi.

Trên thực tế, từ nhiều tuần trước đây, các nhà thiên văn ở Nam bán cầu đã có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS nhưng nó còn quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau, sao chổi Pan-STARRS sẽ được quan sát dễ dàng nhất, khi nó xuất hiện gần mặt trăng lưỡi liềm vào lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây.
Các nhà thiên văn học cho biết, khi sao chổi xuất hiện bên cạnh mặt trăng, những người yêu thích thiên văn nghiệp dư có cơ hội định vị và quan sát nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc quan sát sao chổi này cần phải thận trọng bởi khi mặt trời chưa lặn hoàn toàn, ánh sáng chói lòa từ nó có thể gây tổn thương giác mạc của những người quan sát.

Được phát hiện 2 năm trước bởi đài quan sát ở Hawaii, đây là lần đầu tiên Pan-STARRS ghé thăm trái đất. Các nghiên cứu cho rằng, Pan-STARRS khoảng 1 tỷ năm tuổi, bắt nguồn từ đám mây băng Oort nằm xa hơn quỹ đạo của sao Hải vương và sao Diêm vương. Bằng cách nào đó, sao chổi đặc biệt này đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta, trong đó có việc đi qua trái đất ở khoảng cách gầnrên thực tế, từ nhiều tuần trước đây, các nhà thiên văn ở Nam bán cầu đã có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS nhưng nó còn quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau, sao chổi Pan-STARRS sẽ được quan sát dễ dàng nhất, khi nó xuất hiện gần mặt trăng lưỡi liềm vào lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây.
Các nhà thiên văn học cho biết, khi sao chổi xuất hiện bên cạnh mặt trăng, những người yêu thích thiên văn nghiệp dư có cơ hội định vị và quan sát nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc quan sát sao chổi này cần phải thận trọng bởi khi mặt trời chưa lặn hoàn toàn, ánh sáng chói lòa từ nó có thể gây tổn thương giác mạc của những người quan sát.

Được phát hiện 2 năm trước bởi đài quan sát ở Hawaii, đây là lần đầu tiên Pan-STARRS ghé thăm trái đất. Các nghiên cứu cho rằng, Pan-STARRS khoảng 1 tỷ năm tuổi, bắt nguồn từ đám mây băng Oort nằm xa hơn quỹ đạo của sao Hải vương và sao Diêm vương. Bằng cách nào đó, sao chổi đặc biệt này đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta, trong đó có việc đi qua trái đất ở khoảng cách gần

Các nhà khoa học dự đoán, lần ghé thăm của Pan-STARRS sẽ mở đường cho hàng loạt sao chổi khác đi vào quỹ đạo mặt trời trong năm nay và năm sau. Ngoài ISON, sao chổi được kỳ vọng sáng hơn ánh trăng rằm, ghé thăm trái đất tháng 11 năm nay, các nhà thiên văn còn phát hiện sao chổi C/2013 A1, có khả năng va chạm với bề mặt sao Hỏa trong năm 2014.
Ngoài những lần ghé thăm của sao chổi, 2013 còn là năm với những hiện tượng thiên văn độc đáo. Ngoài sự kiện thiên thạch phát nổ trên bầu trời nước Nga, đây cũng là năm trái đất phải hứng chịu những trận bão mặt trời lớn nhất do chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời đạt đỉnh. Bên cạnh hiện tượng cực quang kỳ thú, bão mặt trời có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống trái đất.