Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Sự hội tụ kỳ thú của các hành tinh

báo KH&ĐS - Sự hội tụ của 4 hành tinh, 4 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực cũng như những trận sao băng lý thú sẽ là những hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất cho những người yêu bầu trời trong năm 2011.

Sự hội tụ kỳ thú của các hành tinh
Năm 2011, giới yêu thích thiên văn khắp thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một tiện tượng thiên văn khá lý thú – sự hội ngộ của 4 hành tinh trong Hệ mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Mộc.
Để quan sát được hiện tượng này, chúng ta hãy hướng mắt về phía chân trời đằng Đông, vào buổi sáng giữa tháng 4 và tháng 5 khi bình minh chưa ló rạng và nhìn về phía chòm sao Song Ngư (một trong 12 chàm sao Hoàng Đạo).
Sao Kim và Sao Hỏa có thể thấy ngay từ đầu tháng 4, và đợi đến cuối tháng này, Sao Mộc và Sao Hỏa sẽ tiến gần đến hai hành tinh này cho đến khi chúng tụ tập tại một vùng không gian hẹp trong chòm sao Song Ngư. Tháng 5 là khoàng thời gian lý tưởng cho chúng ta chiễm ngưỡng sự hội ngộ hiếm có này. Đặc biệt, vào ngày 12/5, Sao Mộc, Sao Kim và Sao Thủy sẽ cùng nằm trên đường thẳng với Sao Hỏa.

Nhật thực, nguyệt thực
Năm 2011, chúng ta sẽ đón chào đến 4 lần nhật thực một phần và 2 nguyệt thực toàn phần. Tỷ lệ 4:2 trong một năm như thế này là khá hiếm bởi trong thế kỷ 21 chỉ có 6 năm xảy ra trường hợp tương tự.
- Ngày 4/1/2011 nhật thực một phần sẽ được quan sát trong một dải rộng kéo dài từ châu Âu, Bắc Phi và trung tâm châu Á. Cực đại của nhật thực một phần lần này xảy ra lúc 15:50:35 với tỷ lệ che khuất cực đại đật đến 85,5%.
- Nhật thực một phần xảy ra ngày 1/6/2011 cũng chỉ quan sát được ở vùng cực bắc của Trái đất bao gồm một phần Canada, Alaska, vùng viễn đông trong đó có một phần Trung Quốc.
- Ngày 1/7/2011, nhật thực một phần chỉ được quan sát trong một vùng hẹp ở Nam Cực và như vậy hầu như không có ai có cơ hội được quan sát hiện tượng này. Đây là nhaatjthuwcj đầu tiên trong chu kỳ Saros 156.
- Ngày 25/11/2011 sẽ xảy ra nhật thực một phần và cũng là lần nhật thực cuối cùng trong năm 2011. Lần nhật thực này cũng chỉ được quan sát ở… Nam Cực và có chút may mắn cho người dân Nam Phi, Tasmania và New Zealand.
Rất tiếc, trong cả 4 lần nhật thực trong năm 2011, người dân Việt Nam không có cơ hội được chiêm ngưỡng bất cức hiện tượng nào. Nhưng bù lại, năm 2011, người dân Việt Nam ta lại có cơ hội được chiêm ngưỡng 2 lần nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào năm 2011.
- Lần nguyệt thực toàn phần thứ nhất sẽ xảy ra vào ngày 16/6/2011. Trong nguyệt thực lần này, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lức 1:22:56 (giờ Việt Nam), nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 2:22:30, nguyệt thực toàn phần cực đạt xảy ra lúc 3:12:37, nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 4:02:42 và nguyệt thực một phần kết thúc lúc 5:02:15.
- Lần nguyệt thực toàn phần thứ hai sẽ xảy ra vào ngày 10/12/2011. Trong nguyệt thực lần này, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 19:45:42, nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 21:06:16, nguyệt thực toàn phần cực đạt xảy ra lúc 21:31:49, nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 21:57:24 và nguyệt thực một phần kết thúc lúc 23:17:58.
Các hành tinh tiến gần Trái đất
Ngày 3/4/2011, khoảng cách giữa sao Thổ và trái đất sẽ gần nhất trong năm. Đây là cơ hội tốt cho giới yêu bầu trời. Với một kính thiên văn nhỏ, các bạn sẽ nhìn thấy Sao Thổ với chiếc vành mảnh mai khiến nó trở thành hành tinh duyên dáng vá đáng yêu nhất trên bầu trời.
Trong khi đó, vào ngày 29/10/2011, Sao Mộc sẽ gần Trái đất nhất trong năm. Cũng với một chiếc kính thiên văn phổ thông, các bạn có thể thấy Sao Mộc lung linh với 4 mặt trăng là Io, Europa, Callisto và Ganymede. Với chiếc kính thiên văn tốt hơn, ngoài 4 mặt trăng, các bạn có thể quan sát thấy những dải mây như những chiếc đai sẫm màu ôm vòng quanh hành tinh này.

Mưa sao băng
Như một quy luật thường niên, năm 2011, những người yêu sao băng trên toàn thế giới lại tiếp tục thưởng thức những bữa tiệc sao băng đáng nhớ - những trận mưa sao băng nổi tiếng.
Trong những trận mưa sao băng này phải kể đến: Từ ngày 12 – 13/8/2011, mưa sao băng Perseids đạt cực đại; 21-22/10/2011, mưa sao băng Orionids đạt cực đại; 17-18/11/2011, mưa sa băng Leonids đạt cực đại; 13-14/12/2011, mưa sao băng Geminids đạt cực Cách nhận biết 5 hành tinh nổi bật bằng mắt thường
- Sao Kim: Rất dễ nhận ra. Bạn cứ tìm ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phiá Tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Vị trí cao nhất của Sao Kim so với đường chân trời không bao giờ vượt quá 480. Hơn nữa vỉtí của Sao Kim thay đổi tương đối nhanh. Nguyên nhân bởi vì Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Bề mặt sao Kim với lớp khí quyển dày đặc phản xạ tới 75% ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, và chủ yếu là ánh sáng màu vàng hơn nữa lại gần Trái Đất nên rất dễ nhận ra.
- Sao Thuỷ: Khó tìm hơn Sao Kim. Nhưng bạn đừng lo lắng. Vẫn có nhiều cơ hội để nhìn thấyhành tinh này trên bầu trời.
Để nhìn thấy Sao Thuỷ, bạn phải tìm ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc ngay sau khi Mặt Trời lặn. Vị trí của nó cao nhất trên bầu trời không bao giờ vượt quá 280 tính từ đường chân trời do Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất. Và cũng vì ở gần Mặt Trời nhất nên vị trí của nó thay đổi cũng rất nhanh. Sao Thuỷ kém sáng hơn Sao Kim nhiều lần nhưng cũng đủ sáng như một ngôi sao sáng để có thể tìm thấy dẽ dàng. ánh sáng của Sao Thuỷ có mà vàng đậm.
Chúng ta cần phải tìm ở khu vực ở đó theo đường đi của Mặt Trời sắp mọc hoặc ngay sau khi lặn. Thường thì ở khoảng thời gian này Sao thuỷ sáng lờ mờ trong một dải sáng mờ gọi là ánh sáng hoàng đạo ( do các hạt bụi trong Hệ Mặt Trời tập trung chủ yếu gần mặt phẳng hoàng đạo à phản xạ ánh sáng Mặt Trời tạo ra). Bạn có thể cảm nhận đuợc bằng mắt thường sự thay đổi vị trí Sao Thuỷ từng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét