Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
Khi có dịp đến thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không
gian của NASA ở Houston, bang Texas, những người Việt Nam sẽ không khỏi cảm
thấy tự hào khi thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh, đó là
giáo sư - tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh, người đã vạch quỹ đạo cho những
phi thuyền Apollo của Mỹ lên được mặt trăng.
Vạch quỹ đạo lên mặt trăng
Nhà khoa học Nguyễn Xuân Vinh đã nghiên cứu và bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ về tính toán quỹ đạo tối ưu cho những chuyến bay lên mặt trăng
dưới sự bảo trợ của Cơ quan Hàng không và không gian Mỹ NASA. Ông là người Việt
Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ
khoa học không gian vào năm 1962 với công trình này.
Thăm viếng Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ Thái
Bình Dương ở Honolulu (1962)
Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa
các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng
vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất.
Quỹ
đạo vệ tinh co lại do sự cọ xát với bầu khí quyển
Ngoài tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, suốt 40 năm qua hàng trăm chuyên gia người Việt các thế hệ đã nối tiếp nhau để lại nhiều dấu ấn trong những thành tựu của NASA. Chỉ tính riêng cơ quan Ames Research Center của NASA ở Moffett Field, bang California đã có hơn 100 chuyên gia là người Việt.
Bay vào vũ trụ dài ngày
Tiến
sĩ vật lý thiên văn Trịnh Hữu Châu (Eugene H. Trinh)
Một trong những chuyên gia người Việt như vậy là Tiến sĩ vật lý thiên văn Trịnh Hữu Châu (Eugene H. Trinh), làm việc trong Phòng thí nghiệm phản lực (Jet Propulsion Laboratory - JPL) của NASA. Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu sinh năm 1950 tại Sài Gòn, đỗ Tiến sĩ vật lý ứng dụng Đại học Yale năm 1977, ông đã trở thành nhà du hành vũ trụ trên chuyến tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50 năm 1992, bay lên trạm không gian Skylab trong chuyến bay dài 13 ngày - dài nhất trong toàn bộ chương trình tàu con thoi.
Cùng làm việc ở Phòng thí nghiệm phản lực còn có tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc.
Thế hệ khoa học 6X
Nhà
khoa học Bùi Trí Trọng, người Mỹ gốc Việt, chuyên gia về động cơ hỏa tiễn của
NASA.
Hiện nay, những gương mặt thuộc thế hệ 6X trở về sau chiếm đa số trong cộng đồng các nhà khoa học người Việt ở NASA. Trong đó, có thể kể tới Tiến sĩ hàng không và không gian Bùi Trí Trọng, hiện đang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Dryden Flight Research Center ở Edwards, bang California.
Bùi Trí Trọng, sinh 1965 tại Sài Gòn, đỗ Tiến sĩ tại Đại học
Stanford, sau đó anh làm việc cho Glenn Research Center của NASA từ 1997 với
công việc khởi đầu là kỹ sư hàng không, hiện anh đang làm việc với tư cách
chuyên gia nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa. Tiến sĩ Bùi Trọng Trí là
một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới.
Nhà khoa học 25 tuổi
Một trong những gương mặt trẻ tuổi nhất là nhà khoa học Đinh Bá Tiến. Năm 2004, khi mới chỉ 25 tuổi và đang theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield ở Anh. Đinh Bá Tiến đã vượt qua hàng trăm ứng viên khác trên khắp thế giới và được tuyển chọn vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành.
Tham gia chế tạo kính thiên văn
Nhà khoa học 25 tuổi
Một trong những gương mặt trẻ tuổi nhất là nhà khoa học Đinh Bá Tiến. Năm 2004, khi mới chỉ 25 tuổi và đang theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield ở Anh. Đinh Bá Tiến đã vượt qua hàng trăm ứng viên khác trên khắp thế giới và được tuyển chọn vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành.
Tham gia chế tạo kính thiên văn
GS
Nguyễn Xuân Vinh & Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiền
Từ khi còn là học sinh cấp 2 ở Đà Nẵng, Nguyễn Trọng Hiền đã say
mê Vật lý và Thiên văn học. Năm 1981, khi sắp tốt nghiệp cấp 3, anh đi sang Mỹ
định cư theo sự bảo lãnh của người anh. Vừa đặt chân đến thành phố Los Angeles
, với vốn tiếng Anh khá thành thạo đã được chuẩn bị từ khi còn ở Việt Nam ,
Nguyễn Trọng Hiền đã theo học khoa Vật lý của trường Đại học Berkeley (
University of California at Berkeley ). Tốt nghiệp, anh tiếp tục theo học bậc
Tiến sỹ tại Đại học Princeton với chuyên ngành nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ.
Anh là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sỹ tại đại học này.
Công việc Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền là phụ trách mảng nghiên cứu chế tạo thiết bị quan sát thiên văn vũ trụ. Dự án mới nhất anh đang thực hiện là nghiên cứu chế tạo kính thiên văn cho đài thiên văn vũ trụ hợp tác giữa NASA và Cơ quan không gian châu Âu (ESA), dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2007.
Công việc Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền là phụ trách mảng nghiên cứu chế tạo thiết bị quan sát thiên văn vũ trụ. Dự án mới nhất anh đang thực hiện là nghiên cứu chế tạo kính thiên văn cho đài thiên văn vũ trụ hợp tác giữa NASA và Cơ quan không gian châu Âu (ESA), dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2007.
Tiến
sĩ Nguyễn Trọng Hiền trước Đài thiên văn Keck.
Ngoài những công việc nghiên cứu tại NASA, Tiến sĩ Hiền còn cộng
tác rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam . Được biết, anh cũng đang
xúc tiến cùng các nhà khoa học trong nước thành lập một cơ sở đào tạo khoa học
cho các em học sinh ở Việt Nam .
Đó mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hằng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét