Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Các kiểu nổ sao trên vũ trụ

Các kiểu nổ sao trên vũ trụ được chia làm 3 loại lớn:
- Vụ nổ tân tinh: là vụ nổ nhỏ nhất của vì sao khi nổ phát ra nguồn năng lượng khổng lồ. Các hành tinh gần đó có thể bị nổ tung cùng vì sao này. Sau khi nổ vì sao trở thành sao "lùn" trắng nó một quả cầu nhỏ và rất đặc.
- Vụ nổ siêu tân tinh: super nova Vụ nổ này rất mạnh năng lượng của nó được giả phóng hết.
- Vụ nổ mạnh nhất: hyper nova Vụ nổ này mạnh nhất sau khi nổ để lại sao lùn trắng và sao lùn trắng bắt đầu quay vòng khi đang quay phát ra tia X.

Các nhà khoa học phát hiện một dạng nổ sao mới

Một vụ nổ sao theo dạng mới đã được phát hiện - vụ nổ được gọị là nova tia gamma đã phát ra những tia bức xạ với năng luợng cao nhất trong vũ trụ - tia gamma. Nổ sao nova là vụ nổ nhiệt hạt nhân mạnh do một sao lùn trắng gây ra khi nó được ‘tiếp liệu’ từ một ngôi sao đồng hành vói nó. Không giống nổ sao supernova, các vụ nổ nova không phá hủy chính các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu mong đợi và đã nhìn thấy thấy tia X do các sóng tạo ra bởi các đám khí giãn nở trên các ngôi sao gây ra nổ nova. Nhưng không giống các vụ supernova, họ không hề phát hiện ra các tia gamma từ các vụ nổ nova. Giờ đây, các nhà nghiên cứu bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ Fermi Large Area đang bay trên quỹ đạo Trái đất, đã phát hiện ra một vụ nổ sao nova phát ra các tia gamma, thậm chí còn mạnh hơn các chùm tia X. Kính Fermi Large Area là thiết bị phát hiện tia gamma nhậy nhất từng được phóng lên vũ trụ. “Đây là vụ nổ sao nova tia gamma đầu tiên được phát hiện” Teddy Cheung, một nhà thiên văn vật lý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân ở Washington nói. Nổ sao tia gamma Các tia gamma bí ẩn trên đã phát đi từ một cụm sao đôi với tên gọi V407 Cygni cách chúng ta khoảng 8800 năm ánh sáng, bao gồm một sao lùn trắng và một ngôi sao khổng lồ đỏ đang hấp hối. Các tia gamma phát ra sau khi vụ nổ nova được một nhà thiên văn nghiệp dư người Nhật phát hiện ra hồi tháng 3. Cụm sao này bùng phát mạnh và có độ sáng đạt cực đại và chỉ dưới ngưỡng nhìn thấy bằng mắt thường một chút, và sáng hơn bất cứ thời điểm nào trong suốt 75 năm, thời gian các nhà thiên văn theo dõi cặp sao này. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các chùm tia gamma được tạo thành khi các sóng xung kích của vụ nổ nova va chạm với những đám khí đậm đặc phát ra từ ngôi sao khổng lồ đỏ. Các proton và electron được gia tốc mạnh lên mức năng lượng rất cao khi có va chạm, và tiếp đó chúng phát ra các tia gamma. “Khi những đợt sóng lan truyền ra phía ngoài, chúng đóng vai trò như những xe ủi tuyết, quét đi những khối vật chất do gió sao tạo ra và tạo những sóng xung kích ở mặt ngoài của sóng” Adam Hill, một nhà vật lý thiên văn tại trường ĐHTH Joseph Fourier – Grenoble, Pháp giải thích. Một phát hiện đã đuợc dự báo Trong nhiều vụ nổ nova, ngôi sao đồng hành với ngôi sao lùn trắng trong hệ thường là các sao thuộc dạng trung bình trong chu trình sao, và vì vậy chúng không có “gió sao” đậm đặc như trong trường hợp ngôi sao khổng lồ đỏ trong hệ V407 Cygni và do vậy chúng không có đủ vật chất để tạo thành các tia gamma. Có rất ít các hệ sao đôi được cho là có thể kết hợp giữa một ngôi sao lùn trắng đang bùng phát các đợt nổ nova với một sao khổng lồ đỏ, và do vậy các nhà nghiên cứu cho rằng các vụ nổ nova đi kèm với tia gamma là tương đối hiếm. “Khám phá ra một cái gì đó mới và không dự đoán trước được luôn luôn phấn khích. Những vụ khám phá kiểu như thế này chính là lý do tôi lại muốn làm một nhà khoa học” Adam Hill kết luận. Các nhà khoa học tại chương trình phối hợp Fermi-LAT đã công bố chi tiết về phát hiện của mình trên số 13/8/2010 của tạp chí Khoa học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét